Thông tin chi tiết
QUY TRÌNH SẢN XUẤT VẢI THÔ NHƯ THẾ NÀO?
Vải thô là loại vải được khá nhiều người biết đến với tên gọi là loại vải lâu đời nhất (ý là vải thô ra đời từ rất lâu). Vải thô thuộc nhóm vải được dệt hoàn toàn từ các sợi tự nhiên và chủ yếu là được dệt từ các sợi bông, sợi gai. Quá trình se các loại sợi cũng như quá trình dệt vài này hầu như không sử dụng các thành phần chất hoá học vào. Điều làm nên sự khác biệt của chất vải thô này là về mặt vải trơn và phẳng, khi nhìn vào vải cho người ta một cảm giác rất mộc mạc. Vì chất vải có phần hơi thô và cứng và không mềm mại như các dòng vải khác nên cái tên vải thô cũng từ đó được sử dụng để gọi tên loại vải này.
Từ xa xưa hầu như mỗi quốc gia đều có thể tự dệt ra được dòng vải thô này vì thế nên các trang phục riêng mỗi quốc gia ngày xưa đều có dấu ấn của loại vải thô này. Và cũng từ sự gắn bó lâu đời đó của vải thô mà chất vải đã trở thành cái gì đó rất thân thuộc với mọi người dân và được ứng dụng rộng rãi hơn. Hãy cùng Vải Kate Sài Gòn tìm hiểu thêm về quy trình sản xuất cũng như ứng dụng của chất vải thô ngay bên dưới đây nhé!
Quy trình sản xuất vải thô:
Bước 1: Sản xuất và kéo sợi
Người ta sẽ thu hoạch những cây bông, cây gai và đem kéo ra thành sợi, họ thường pha thêm chút ít dầu trong lúc kéo sợi để tăng độ kết dính và cũng như giảm ma sát là hư hao sợi vải.
Bước 2: Tiến hành quá trình dệt vải
Đây có thể xem là bước quan trọng nhất để cho ra sản phẩm vải thô hoàn chỉnh, có thể dùng các phương pháp thủ công hoặc bổ sung thêm các máy móc phụ trợ được đưa vào sử dụng để dệt và đan các sợi vải lại với nhau. Một số chất chuyên dụng sẽ được sử dụng để bôi trơn sợi vải và làm giảm lực ma sát giúp tăng độ bền và độ dẻo dai hơn cho sợi vải thô khi dệt. Cũng từ đó mà chất lượng vải dệt ra sẽ cao hơn.
Bước 3: Kiểm tra thành phẩm dệt & xử lý sợi vải
Trong giai đoạn này thì các công nhân sẽ tiến hành loại bỏ các thành phần hoá chất, và các xơ sợi còn sót lại trên bề mặt đồng thời sẽ tẩy trắng vải để chuẩn bị cho khâu tiếp theo. Bước cuối cùng là sử dụng dung dịch có tính kiềm hoá gọi là Mercerizing mục đích tạo cho sợi vải thô trở nên bóng bẩy và bền bỉ hơn, thêm nữa công đoạn này sẽ giúp sợi vải thô hấp thu tốt màu nhuộm ở giai đoạn kế tiếp.
Bước 4: Nhuộm sợi & In màu
Nếu chỉ để vải thô có mỗi một màu trắng thì có lẽ sẽ quá đơn điệu, do đó nhằm tăng nét thẩm mỹ của vải thì người ta sẽ tiến hành thêm bước nhuộm màu và in thêm các hoạ tiết lên.
Bước 5: Hoàn thiện vải thô
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình dệt nên vải thô, các công nhân sẽ tiến hành kiểm tra lần cuối xem hình nhuộn hay hình in lên có đạt tiêu chuẩn hay không và trong giai đoạn này người ta sẽ bổ sung thêm vào đó các thành phần khác (chống cháy, chống nhăn, kháng khuẩn…) tuỳ theo yêu cầu của phía nhà sản xuất.